Đối với hành, sâu xanh da láng gây hại rất nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất. Do tập tính sâu sống trong ống hành và đến tối mới bò ra ngoài gây hại, sâu nhanh kháng thuốc nên việc phòng trị rất khó khăn. Cần phải áp dụng các biện pháp phòng trị phù hợp để hạn chế tác hại của loài sâu này.
Ảnh: Sâu xanh da láng trên hành lá
1. Đặc điểm hình thái - sinh học
Sâu xanh da láng tên khoa học là Spodoptera exigua, Họ: Noctuidae, Bộ: Lepidoptera, có vòng đời từ 30 - 40 ngày.
Trưởng thành (5-7 ngày): là bướm màu nâu, có đốm vàng ở giữa cánh. Các cánh trước có màu xám và nâu lốm đốm; các cánh sau có màu xám hoặc trắng đồng đều hơn và có một đường đậm ở rìa. Bướm có kích thước vừa phải, sải cánh từ 25 - 30 mm, hoạt động mạnh về đêm.
Trứng (4-5 ngày): được đẻ thành từng ổ từ giữa lá đến ngọn lá hành, mỗi ổ từ 50-100 trứng, ổ trứng được phủ bởi một lớp vẩy trắng lượt bên ngoài. Một con trưởng thành có thể đẻ 3-4 ổ trứng/ lá.
Sâu non (16-21 ngày): có 5 tuổi. Sâu tuổi 1 sau khi nở, sâu chui vào bên trong ống hành, ăn phần thịt lá. Qua tuổi 2-3 chúng phân tán sang các lá xung quanh. Sâu non có màu xanh bóng giống màu lá hành, sâu lớn chuyển màu xanh vàng, nhẵn bóng, ít lông tơ, trên lưng có 5 sọc. Sâu non mới nở phá tập trung nhưng sau phân tán. Sâu phát triển qua 6 tuổi, sâu đẫy sức dài 12-15 mm. Sâu hóa nhộng trong đất, chúng thường chui vào tàn dư hoặc lá khô để hoá nhộng.
Nhộng (5-7 ngày): nằm trong đất, có màu vàng nâu, cuối bụng có 2 gai nhỏ, phía trên lưng có 2 gai nhỏ khác.
2. Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu xanh da láng thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Ban đêm sâu gây hại mạnh, còn ban ngày khi nắng nóng sâu thường chui xuống đất. Sâu gây hại bằng cách cạp nhu mô lá từ bên trong, làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp làm bụi hành còi cọc. Sâu mới nở sống tập trung ăn các phần non của cây; sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, lá bị cạp thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn. Sâu thải phân bên trong ống hành.
Nếu không phát hiện sớm và diệt trừ kịp thời, sâu sẽ tích lũy số lượng rất nhanh cắn phá rất mạnh, làm cho cọng hành bị khô héo, chết, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc, cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.
Ảnh: Sâu xanh da láng gây hại
3. Biện pháp phòng trừ
3.1. Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng, cày ải diệt sâu, nhộng. Trước khi trồng cần đưa nước vào ngập ruộng hoặc sử dụng màng phủ nilon diệt nhộng trong đất.
- Luân canh với các cây không phải ký chủ của sâu (lúa nước).
- Chọn giống đã thu hoạch vụ trước từ ruộng ít bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe.
- Không nên trồng với mật độ quá dầy và thường xuyên tỉa lá gốc để cây thông thoáng.
- Bón phân cân đối hợp lý, trộn phân chuồng và NPK với Hợp Trí SuperHumic 1kg/1000 m2 (10kg/ha) bón lót trước khi trồng và bón thúc giúp cho đất tơi xốp tăng hoạt động các vi sinh vật có lợi, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt, giúp rễ phát triển mạnh, nhiều rễ tơ, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt. Với những ruộng đã bị sâu gây hại nhiều, sau khi xịt thuôc nên bón bổ sung Hợp Trí SuperHumic để cây nhanh phục hồi. Phun Hợp Trí CaSi cung cấp 2 nguyên tố trung lượng rất quan trọng cho cây hành là canxi, silic với liều lượng 30 ml/25 lít vào thời điểm 15 và 30 ngày sau trồng giúp bộ lá đứng, dày cứng, hạn chế sâu gây hại.
- Bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối; ngắt bỏ các lá bị hại, các ổ trứng sâu đưa ra khỏi ruộng để tiêu hủy.
3.2. Biện pháp phòng trừ
Sâu xanh da láng có tính kháng thuốc cao và dễ phát sinh thành dịch. Quan sát ruộng hành, khi thấy sâu non mới nở 1-2 ngày, đang còn tập trung quanh ổ trứng trước khi sâu non chui vào bên trong cọng hành thì phun thuốc là tốt nhất, hiệu quả diệt sâu mới cao.
Phun thuốc vào lúc chiều tối khi sâu hoạt động mạnh hiệu quả sẽ cao hơn. Có thể sử dụng Prevathon 5SC, Atabron 5EC, …
Trạm Kiểm dịch thực vật.
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân