Hiện nay, bệnh đốm sọc vi khuẩn đang phát sinh và gây hại trên một số diện tích giống lúa có bản lá to, rộng, trên những diện tích gieo sạ, cấy dày, xanh tốt, bón thừa đạm. Để ngăn chặn kịp thời những thiệt hại do bệnh gây ra nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng vụ Mùa 2023 thắng lợi. Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh Đốm sọc vi khuẩn trên lúa như sau:
1. Triệu chứng
Bệnh xuất hiện trên lá lúa, ban đầu là những vết đốm sọc trong mờ, có thể ở chóp lá, mép lá hoặc phiến lá. Vết lan rộng kéo dài theo chiều dọc phát triển theo hai bên của gân lớn. Trong điều kiện ẩm ướt, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn, khi khô tạo thành viên tròn rất nhỏ, màu vàng nằm rải rác trên các vết sọc của lác, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống ruộng hoặc dễ dàng nhờ mưa gió đưa đi xa truyền lan bệnh, lúc này các vết bệnh chuyển sang màu nâu nhạt. Ở các giai đoạn phát triển muộn của bệnh, toàn bộ lá bị biến màu nâu và chết. Khi bệnh nặng, vết bệnh trở nên bạc màu thành xám nhạt trắng và có nhiều vi sinh vật cư trú, ở giai đoạn đó khó phân biệt với bệnh bạc lá vi khuẩn.
Ảnh: Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lá lúa
2. Đặc điểm phát sinh phát triển
Vi khuẩn xâm nhập gây bệnh qua lỗ khí khổng hoặc qua vết thương cơ giới, phát triển ở trong nhu mô lá. Vào ban đêm, dưới điều kiện ẩm độ không khí cao, trên bề mặt vết bệnh hình thành những giọt dịch vi khuẩn. Vi khuẩn truyền lan gây bệnh trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước tưới, gió, mưa, côn trùng và tiếp xúc cọ xát giữa các lá, các cây trong ruộng. Vào cuối tháng 4, nhiệt độ trên địa bàn giao động 28-300C, mưa nhiều đây là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh. Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống, ngoài ra chúng còn tồn tại trên tàn dư bộ phận bị bệnh rơi rụng trên ruộng lúa và tồn tại trên một số cây ký chủ phụ là cỏ dại thuộc họ hòa thảo như cây lúa.
3. Biện pháp phòng chống
- Cần lựa chọn và sử dụng các giống lúa sạch bệnh đốm lá sọc vi khuẩn.
- Tiến hành biện pháp vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và ký chủ.
- Xử lý hạt giống để diệt trừ vi khuẩn tồn tại trong hạt trước khi đem gieo. Có thể xử lý hạt giống bằng một số thuốc hóa học hoặc bằng nước nóng 540C.
- Tiến hành một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: chăm sóc và bón phân hợp lý, khi ruộng lúa đã bị bệnh nên rút bớt nước trong ruộng và không được bón thêm phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá.
- Khi ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đốm sọc khi khuẩn có thể tiến hành sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun phòng trừ bệnh khi mức độ phát sinh bệnh trên đồng ruộng đến ngưỡng phải phòng trừ như: Tigondiamond 800WP, Antimer-so 800WP, Sieukhuan 700WP,…
Trong vụ Mùa bệnh thường xâm nhiễm vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 vì vậy bà con cần chú ý thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi sử dụng thuốc hoá học đảm bảo sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
Trạm Kiểm dịch thực vật
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân