Thứ Năm, 21/11/2024

Sâu đục quả hại cây đậu tương và các biện pháp phòng trừ

Thứ Sáu, 10/03/2023

Sâu đục quả (Etiella Zinkenella Treitschke ) là loại sâu chỉ xuất hiện trên đậu tương mà không xuất hiện trên loại đậu nào khác. Sâu chủ yếu gây hại cho cây vào mùa xuân hè và hè thu. Sâu phát sinh và lây lan nhanh, kéo dài suốt từ giai đoạn cây ra hoa cho đến khi quả chín gây hại trực tiếp làm giảm năng suất, chất lượng hạt...

Ảnh: Trưởng thành sâu đục quả

1. Đặc điểm hình thái

Vòng đời của sâu đục quả đậu tương là từ 32-51 ngày, chúng có đặc điểm chỉ tấn công đậu tương mà không tấn công các loại đậu khác.

Bướm nhỏ có sải cánh rộng 15mm, màu vàng nâu nên khó phân biệt với lá đậu khô, thân và quả đậu sắp chín.

Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng được đẻ 73,2% trên vỏ quả đậu non khi bắt đầu có hạt phát triển, chỉ 10-20,7% là trên các bộ phận khác.

Ảnh: Vòng đời sâu đục quả

2. Triệu chứng và tác hại

Khi cây đậu ra nụ, hoa sâu non đục nụ, hoa làm rụng hoa. Sâu non có thể nhả tơ kết các chùm hoa lại rồi chui vào trong phá hại hoặc cuốn các lá ngọn thành tổ. Sâu ăn phần thịt lá để lại gân lá, tuổi lớn có thể đục vào cành và thân cây đậu tương.

Ảnh: Sâu đục quả gây hại trên đậu tương

3. Biện pháp phòng trừ

Nên kết hợp luân canh với ngô hoặc lúa nước. Ngay sau khi thu hoạch đậu tương, phải bừa ngay, có thể ngâm ruộng 2-3 ngày để tận diệt nhộng trong đất.

Cần thường xuyên kiểm tra và quan sát ruộng, khi phát hiện bướm và sâu non bên ngoài vỏ quả đậu, lập tức phun thuốc nay, vì khi sâu chui vào hạt rồi phun không hiệu quả. Phun bằng các loại thuốc: Prevathon® 5SC, Map-Permethrin 50EC, Peran 50 EC, Trusach 2.5EC, Koto 240SC,…hoặc thuốc có nguồn gốc sinh học như Soka 25EC nên phun vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Trạm Kiểm dịch thực vật