Ruồi đục quả là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng như cam, bưởi, xoài, ổi, bầu bí,…Ruồi chích vào quả đẻ trứng, nở thành sâu non làm quả thối và rụng hàng loạt.
Tên khoa học: Bactrocera cucurbitae
1. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành là loài ruồi giống ruồi nhà, dài 6-8 mm, màu vàng có các vạch đen trên ngực và bụng. Cuối bụng ruồi cái có vòi dài, nhọn dùng để chích vào quả đẻ trứng.
- Trứng rất nhỏ, màu trắng ngà, nằm phía trong vỏ quả.
- Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6-8 mm.
- Nhộng dài 5 – 7 mm, hình trứng dài, màu nâu vàng đến nâu đỏ.
2. Đặc điểm sinh học
* Vòng đời: 22-28 ngày.
- Trứng: 2-3 ngày
- Dòi : 8-10 ngày
- Nhộng: 7-12 ngày
- Trưởng thành đẻ trứng 5-7 ngày và có thể sống hàng tháng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát, sức bay yếu.
Ruồi cái đẻ trứng trong vỏ quả, một con cái có thể đẻ 150-200 trứng, một quả có thể có nhiều trứng. Dòi nở ra đục vào trong quả gây hại. Trong quả bị hại thường có nhiều con dòi, đẫy sức dòi chui ra ngoài rơi xuống đất hoá nhộng hoặc hoá nhộng trong quả bị rụng.
3. Phát sinh gây hại
- Ấu trùng là dòi đục vào trong quả, chổ vết đục bên ngoài lúc đầu là 1 chấm đen, sau lớn dần có màu vàng rồi chuyển qua nâu. Bên trong quả dòi đục thành đường hầm vòng vèo làm quả bị thối mềm, dễ rụng.
- Ruồi trưởng thành có màu da cam hoặc màu nâu. Mảnh lưng ngực giữa có 2 vệt 2 bên và một vệt ở chính giữa màu vàng, có 2 lông ở phía sau. Ở con đực, mảnh ngực bụng có mảnh lồi. Giòi non sống trong quả, hoa và thân cây.
- Bầu, bí là loại rau ngắn ngày, giai đoạn trái rất ngắn và trên dây thường hiện diện nhiều lứa trái. Vì thế nên khi sử dụng thuốc nếu không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc trong trái.
Ảnh: Quả bị ruồi đục quả
4. Biện pháp phòng trừ
Ảnh: Bẫy bả diệt trưởng thành
- Cày phơi đất hoặc ngâm nước ruộng vài ngày để diệt sâu non và nhộng.
- Thường xuyên thu gom tiêu huỷ các quả bị rụng có dòi hại.
- Nếu có điều kiện thì sử dụng biện pháp bao trái sau khi trái đã đậu 3-4 ngày.
- Sử dụng thuốc dẫn dụ côn trùng như: Ento-Pro 150SL,… tạo bẫy để thu hút và tiêu diệt con trưởng thành.
Nguyễn Thị Hồng - Chi cục Trồng trọt và BVTV
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân