Thứ Năm, 21/11/2024

Bệnh sương mai trên cây bắp cải và biện pháp phòng trừ

Thứ Hai, 01/08/2022

Ảnh: Bệnh sương mai hại trên lá bắp cải

Tên khoa học: Peronospora parasitica

1. Triệu chứng bệnh sương mai hại cây bắp cải

- Thời điểm từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch trên rau ăn lá nói chung và rau bắp cải trà sớm đang trong giai đoạn chẻ lá đến bắt đầu cuộn, chính là giai đoạn sâu ăn lá phát triển mạnh như: sâu xanh, nấm bệnh phát sinh gây hại.

- Bệnh sương mai hay còn gọi là bệnh mốc sương, do nấm gây ra, loài nấm này tấn công rất nhiều đến các loại cây trồng, đặc biệt là họ bầu bí, họ cà và họ hành là nấm gây hại nhiều nhất. Bào tử nấm lan trong không khí gây hại nặng vào vụ thu đông và đông xuân, đối với sương múi không phải là nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, sương múi lại là điều kiện lý tưởng để cho nấm bệnh phát triển.

- Khi cây mới bị nhiễm bệnh, vết bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên.

Ảnh: Bắp cải bị bệnh sương mai hại

2. Điều kiện phát sinh bệnh sương mai

- Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm dưới 80% là điều kiện thuận lợi cho bào tử nấm phát triển hình thành và lây lan mạnh. Nếu kết hợp với mưa phun hoặc sương múi trời âm u, bệnh sẽ bùng phát và lây lan mạnh.

- Đêm mát, ngày nhiệt độ vừa phải, nhiệt độ từ 15-18oC, kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển, trong thời gian có nhiều sương hoặc áp dụng biện pháp tưới phun mưa và khi mật độ trồng dầy. Màng sương hay màng nước do mưa phùn tạo ra trên các tán lá cho các bào tử nảy mầm xâm nhập và gây hại mạnh. Đặc biệt là trên những diện tích cây trồng, đang trong thời kỳ phát triển thân lá bón thừa đạm, nấm bệnh phát sinh và gây hại trên toàn bộ cây. Cây đang bị bệnh nhưng gặp thời tiết nắng nóng thì bệnh có thể giảm và ngừng hẳn.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai cho cây bắp cải

- Thực hiện tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, chọn giống kháng bệnh, chọn cây khỏe. Tiến hành dọn sạch vệ sinh đồng ruộng, vườn ươm sạch cỏ dại, không trồng các loại hoa thập tự khác, loại bỏ những tàn dư cây trồng và loài hoa thập tự.

- Chọn địa điểm trồng: ruộng trồng rau quang đảng, ánh sáng mặt trời chiếu cả ngày, mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giúp cây quá trình hợp diễn ra được tốt.

 Tỉa bớt cây con để khoảng cách hợp lý, trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của bệnh.

- Để hạn chế được sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, cần hạn chế làm việc trên vườn khi cây ướt. Không cần các biện pháp phòng trừ, khi các vết bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng.

- Cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh gây hại, khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì cần xử lý bằng thuốc hóa học để giảm thiểu sự lây lan cũng như sự phá hại của nấm bệnh.

- Phun khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc như: Profiler 711.1WG, Omega 400SC, Olicide 9SL…

Chú ý: Nên phun kép lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày và sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng là: Đúng nồng độ - Đúng liều lượng – Đúng thời điểm – Đúng bệnh. Phun đúng thời gian cách ly của từng loại thuốc.

Đinh Thu Hương - Chi cục Trồng trọt và BVTV.