Bệnh sương mai trên đậu tương là bệnh rất phổ biến ở điều kiện ôn hòa, nhiệt độ khoảng 20-220C và có độ ẩm cao. Bệnh thường phát sinh và gây hại mạnh khi cây đã lớn, giai đoạn mà đậu được có 4-5 lá kép trở đi. Bệnh do nấm gây ra và chủ yếu tấn công vào lá, hạt đậu tương gây ảnh hưởng đến năng suất.
Ảnh: Bệnh sương mai trên lá cây đậu tương
1. Triệu chứng
Bệnh sương mai chủ yếu tấn công trên lá đậu tương, trái và hạt đậu tương cũng bị nhiễm khi bệnh nặng.
Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm bệnh nhỏ có màu vàng hoặc xanh nhạt. Vào lúc sáng sớm trời ẩm ướt, sẽ thấy mặt dưới lá xuất hiện những cụm nấm trông giống như phấn màu trắng xám. Đốm bệnh sau đó sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá dần khô và sớm bị rụng.
Nấm bệnh cũng có thể xâm nhập tấn công vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt nhiễm bệnh bị phủ bởi một lớp bụi trắng. Bóc vỏ những quả đậu bị bệnh sẽ thấy bên trong cũng có lớp nấm mốc trắng xám. Hạt của các quả bị nhiễm bệnh thường nhỏ, nhẹ, bị xù xì, và thường bị nứt, bệnh nặng làm trái và hạt không phát triển (hạt bị lép).
2. Nguyên nhân
Nấm Peronospora manshurica (Naumov) Sydow là tác nhân gây bệnh sương mai trên đậu tương. Nấm gây bệnh này thuộc họ Peronosporales, lớp Nấm Tảo.
Trong giai đoạn sinh trưởng của đậu tương, nấm lây truyền bằng đính bào tử, nấm được lưu tồn qua các vụ sau bằng noãn bào tử ở xác bã của cây bệnh và hạt giống. Loại nấm này có nhiều dòng sinh lý khác nhau nên gây nhiều khó khăn trong tuyển chọn giống kháng bệnh.
Để bắt đầu lây nhiễm trên cây, các bào tử nấm gây bệnh được phân tán nhờ gió, nước mưa tạt và nước tưới. Sau đó, bào tử đậu lên lá non và xâm nhập thông qua khí khổng hoặc có thể truyền trực tiếp bằng ống mầm để xuyên qua lớp biểu bì của lá, cho phép mầm bệnh phát sinh lây nhiễm. Nhìn chung lá các lá non có khả năng dễ nhiễm bệnh hơn lá già.
Ảnh: Bệnh sương mai trên lá
3. Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống tốt, xử lý hạt giống để phòng trừ chung các bệnh hại đậu tương.
- Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư trên đồng ruộng.
- Khi cây bị bệnh có thể phun trừ bằng Kimono.apc 50WG.
Trạm Kiểm dịch thực vật.
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân