Khoai tây là loại rau ăn củ mang lại giá trị kinh tế cao. Đây là loại nông sản được xã hội tiêu thụ khá lớn và phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với cây khoai tây. Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi phí và cản trở việc sản xuất khoai tây của nhà nông.
Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Là bệnh phổ biến và thường gây thiệt hại lớn tại các vùng trồng khoai tây nếu không được phòng trừ kịp thời.
1. Triệu chứng
- Bệnh gây hại trên các bộ phận trên và dưới mặt đất của cây như: lá, thân, rễ, củ.
- Trên lá: Đầu tiên bệnh xuất hiện ở mép lá là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt, sau đó lan rộng vào bên trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt, vết bệnh có thể xâm nhiễm hết phiến lá và cả cuống lá. Trong điều kiện ẩm ướt mặt dưới lá có lớp mốc trắng và khô cong lại khi trời khô lạnh. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.
Ảnh: Bệnh mốc sương gây hại trên lá
- Trên thân cành: Vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Vết bệnh bọc quanh từng đoạn thân, hơi lõm sâu. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.
- Trên củ: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu-nâu xám, hơi lõm sâu vào bên trong phần thịt củ. Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ theo những vệt nâu rõ. Sau một thời gian vết bệnh hình thành lớp nấm trắng xốp, củ bị bệnh có thể bị teo khô hay thối ướt.
Ảnh: Bệnh mốc sương gây hại trên củ
2. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
- Do nấm Phytophthora infestans gây ra.
- Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết trời nhiều mây âm u, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt và điều kiện nhiệt độ 18-220 C. Bệnh thường phát sinh phát triển từ tháng 11-4, gây hại nặng từ hạ tuần tháng 12 đến hết tháng 2.
- Thời kỳ cây giao tán đều, hình thành củ là giai đoạn mẫn cảm với bệnh nhất.
- Đầu tiên bệnh phá hại ở lá, sau đó đến thân và củ. Củ càng gần mặt đất càng dễ bị bệnh.
- Sự phát triển của bệnh còn chịu ảnh hưởng về mức độ phân bón, đặc biệt là phân hóa học (Phân đạm làm tăng mức nhiễm bệnh, kali làm tăng tính chống bệnh); điều kiện canh tác và bảo quản khoai tây giống. Đất trũng, khó thoát nước bệnh có thể bị nặng hơn.
- Nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác thường bằng sợi nấm tiềm sinh ở trong củ bệnh và tàn dư cây bệnh.
3. Biện pháp phòng trừ
3.1 Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi trước khi trồng, loại bỏ các lá già, lá bệnh cho vào hố ủ phân và đậy kỹ bằng các nguyên liệu dày khác (vì bào tử vẫn có thể lan truyền từ hố ủ phân nếu hố bị mở) hoặc tiêu hủy xa ruộng.
- Luân canh với cây trồng khác họ.
- Chọn củ giống sạch bệnh và xử lý củ giống trước khi trồng.
- Trồng luống cao, dễ thoát nước, mật độ vừa phải, tránh trồng mật độ quá dày tạo tiểu khu sẽ có ẩm độ cao, nấm dễ phát triển. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm. Không để ruộng quá ẩm.
- Bón phân cân đối (NPK), tăng lượng phân kali và magiê, giảm đạm, chỉ dùng phân chuồng hoai mục. Bón lót là chính, bón thúc sớm.
3.2 Biện pháp hóa học:
+ Dùng một số loại thuốc: Revus Opti® 440SC, Daconil 75WP, Cadilac 80 WP, Vidoc 30 WP, Cupenix 80 WP, Score® 250EC, Zin 80 WP,... phun ngay khi bệnh mới xuất hiện. Khi phun thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”.
Phạm Thị Xuyến - Chi cục Trồng trọt và BVTV.
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân