Thứ Sáu, 04/10/2024

Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19 tháng 4 năm 2022 đến ngày 17 tháng 5 năm 2022

Thứ Hai, 01/08/2022

I. THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Trong tháng nhiều ngày trời tạnh ráo, nắng nóng. Nhiệt độ trung bình 25,850C (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021), ẩm độ không khí trung bình 88,56% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2021). Những ngày còn lại trời chuyển rét do ảnh hưởng của đợt KKL về ngày 01/5 và từ đêm 06 đến ngày 09/5 do chịu ảnh hưởng của rìa Tây nam lưỡi áp cao lục địa kết hợp với hội tụ gió trên cao nên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nơi mưa rào, mưa to đến rất to và dông.

2. Cây trồng

- Cây lúa

+ Trà xuân sớm: Đỏ đuôi - thu hoạch;

+ Trà xuân muộn: Đòng - ôm đòng - trỗ bông.

- Cây màu

+ Cây lạc: Củ non;

+ Cây ngô: Bắp non- thu hoạch.

- Cây nhãn, vải: Quả non.

- Cây dứa: Quả.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU ĐẾN NGÀY 17 THÁNG 5 NĂM 2022

1. Trên cây lúa

1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Lứa 2 gây hại rộng trên các trà lúa, mật độ trung bình 350 con/m2, nơi cao 700-1.500 con/m2, cá biệt ổ trên 3.000 con/m2 (huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư…). Đến nay, tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là 13.400 ha (cao gấp 1,89 lần so với cùng lứa năm 2021), trong đó diện tích nhiễm nặng là 3.400 ha (cao gấp 2,1 lần so với cùng lứa năm 2021), diện tích phòng trừ là 7.930 ha. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân 2021.

1.2. Sâu cuốn lá nhỏ:  Lứa 2 gây hại rộng trên trà lúa xuân muộn ở giai đoạn phân hóa đòng đến ôm đòng. Mật độ trung bình: 25 con/m2; nơi cao: 40-60 con/m2; cá biệt trên 200 con/m2 (huyện Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh, TP Tam Điệp…). Đến nay, tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá lứa 2 trên toàn tỉnh là 15.884 ha (bằng 89,3% so với cùng lứa năm 2021). Trong đó diện tích nhiễm nặng là 7.300 ha (bằng 78,5% so với cùng lứa năm 2021), diện tích phòng trừ 12.034 ha. Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn so với cùng lứa Đông xuân 2021.

1.3. Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại cục bộ trên lúa sớm diện đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, bón thừa đạm, giống nhiễm: J02, Quốc tế, C.Ưu đa hệ, TBR 225, Nếp,… Tỷ lệ bệnh nơi cao: 0,5-1%; cá biệt: 5-10% số bông (huyện Nho Quan). Đến nay, tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên toàn tỉnh là 2,5 ha (bằng 41,7% so với cùng kỳ năm 2021), diện tích phun phòng là 895 ha. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

1.4. Chuột: Gây hại cục bộ trên các trà lúa, hại nặng trên trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn đòng - ôm đòng, trên ruộng cạn nước, ven làng, ven gò, ven thổ, ven đê, gần các khu công nghiệp, đất trống... Tỷ lệ hại nơi cao: 5-10%; cá biệt 15-20% số dảnh (các huyện Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn,...). Đến nay, tổng diện tích nhiễm chuột trên toàn tỉnh là 109,2 ha (bằng 66,8% so với cùng kỳ năm 2021), diện tích nhiễm nặng là 7,5 ha. Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

Toàn tỉnh đã bắt diệt được 212.700 con chuột bằng biện pháp thủ công và sử dụng 5.535 kg thuốc hoá học để diệt chuột.

1.5. Lúa cỏ (hay còn gọi: lúa ma, lúa dại): Đã xuất hiện và gây hại rải rác ở các huyện, thành phố. Tỷ lệ hại nơi cao: 10-20% số cây, cá biệt: 50-70% số cây (huyện Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, TP. Tam Điệp). Đến nay, tổng diện tích nhiễm lúa cỏ trên toàn tỉnh là 951,5 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 115,8 ha, diện tích đã tiêu huỷ là 11,7 ha, diện tích cắt tỉa là 893,7 ha.

1.6. Bệnh khô vằn: Bệnh gây hại rải rác trên các trà lúa, tập trung ở các huyện Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan… tỷ lệ bệnh nơi cao: 10-15% số dảnh, cá biệt: 20-30% số dảnh. Đến nay, tổng diện tích nhiễm bệnh khô vằn trên toàn tỉnh là 3.530 ha (bằng 26,7% so với cùng kỳ năm 2021), diện tích nhiễm nặng là 100 ha, diện tích đã phòng trừ là 2.810 ha. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

1.7. Bệnh bạc lá, ĐSVK: Bệnh gây hại cục bộ trên trà lúa xuân sớm, diện xanh tốt, bón thừa đạm, giống nhiễm. Tỷ lệ bệnh nơi cao: 5-10% số lá, cá biệt: 20-30% số lá (tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn). Đến nay, tổng diện tích nhiễm bệnh bạc lá là 43 ha (bằng 78,2 % so với cùng kỳ năm 2021). Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

Ngoài ra, sâu đục thân lúa 2 chấm, bệnh lùn sọc đen hại rải rác; bệnh lép đen hạt hại cục bộ.

2. Trên cây lạc

2.1. Bệnh đốm lá lạc:  Bệnh đốm lá lạc gây hại rải rác trên các trà lạc, tỷ lệ bệnh nơi cao: 5-10% số lá; cá biệt: 20-30% số lá (Yên Khánh). Đến nay diện tích nhiễm bệnh đốm lá là 50,0 ha. Quy mô, mức độ hại cao hơn vụ Đông xuân 2021.

2.2. Sâu cuốn lá lạc: Gây hại rải rác trên các trà lạc, mật độ nơi cao: 1-3 con/m2; cá biệt: 5-7 con/m2 T3-5 (tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan...). Đến nay diện tích nhiễm sâu cuốn lá là 25,0 ha. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với vụ Đông xuân 2021.

Ngoài ra, sâu khoang, sâu xanh da láng hại rải rác; bệnh gỉ sắt hại cục bộ.

3. Trên cây ngô

3.1. Sâu đục thân, bắp: Hại rải rác trên các trà ngô, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3%; cá biệt: 5-7% số cây, bắp (tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô,…)..

Ngoài ra, rệp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại rải rác.

4. Trên cây dứa

4.1. Bệnh thối nõn: Hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3%; cá biệt: 5-7% số cây. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.

4.2. Rệp sáp: Hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.

5. Trên cây Nhãn, vải

5.1. Bọ xít: Gây hại rải rác trên cây nhãn, vải ở giai đoạn quả non - quả bánh tẻ, mật độ phổ biến: 0,1-0,3 con/cành, nơi cao: 1-2 con/cành (TP Tam Điệp). Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2021.

5.2. Sâu đục cuống quả: Hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số quả (TP. Tam Điệp). Quy mô, mức độ hại thấp hơn cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, sâu ăn lá, bọ cánh cứng hại rải rác.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2022

1. Trên cây lúa

1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Trong thời gian tới rầy cám lứa 3 sẽ nở rộ từ ngày 25/5-03/6, gây hại trên trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn trỗ bông đến chín. Mật độ phổ biến: 300-500 con/m2; nơi cao: 1.000-2.000 con/m2; ổ trên 3.000 con/m2 (tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn,…). Nếu không phát hiện và phòng chống kịp thời sẽ gây cháy trên diện rộng ở trà lúa xuân muộn từ sau ngày 05/6 trở đi ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, đồng thời là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen trên đồng ruộng. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân năm 2021.

1.2. Sâu đục thân hai chấm: Bướm lứa 2 tiếp tục rộ đến 23/5, sâu non tiếp tục nở rộ đến 30/5, gây hại cục bộ trên trà lúa trỗ sau ngày 15/5 đối với các huyện phía bắc tỉnh, sau 25/5 đối với các huyện phía Nam tỉnh. Tỷ lệ hại nơi cao: 3-5%, cá biệt: 10-15% số bông (Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh…). Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng lứa vụ Đông Xuân năm 2021.

1.3. Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 sẽ nở rộ từ ngày 24/5-02/6, gây hại cục bộ trên  trà lúa xuân muộn trỗ sau ngày 25/5 trở đi ở các huyện như  Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh, TP Tam Điệp. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân 2021.

1.4 Lúa cỏ: Tiếp tục gây hại  trên trà lúa xuân muộn tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, TP Tam Điệp. Tỷ lệ hại nơi cao: 10-20% số cây, cá biệt: 50-70% số cây. Nếu không xử lý triệt để lúa cỏ sẽ tiếp tục gây hại trên trà lúa xuân muộn và đồng thời là nguồn lúa cỏ lây lan sang vụ Mùa năm 2022.

1.5 Chuột: Tiếp tục hại tăng trên trà lúa xuân muộn ở giai đoạn ôm đòng - trỗ bông, những ruộng cạn nước, ven làng, ven gò, ven thổ, ven đê, gần các khu công nghiệp, đất trống,... Tỷ lệ hại nơi cao: 7-15%; cá biệt trên 30% số dảnh (tại các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư,...). Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với vụ Đông xuân 2021.

1.6. Bệnh đạo cổ bông: Bệnh sẽ xuất hiện và gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn, những ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, giống nhiễm, gần nguồn bệnh. Tỷ lệ bệnh nơi cao: 3-5%; cá biệt trên 10% số  bông. Nếu không phun phòng kịp thời, bệnh sẽ gây hại và ảnh hưởng đến năng suất. Quy mô mức độ hại cao hơn so với vụ Đông xuân 2021.

1.7. Bệnh khô vằn: Gây hại trên các trà lúa, giống lúa, đặc biệt trên những ruộng gieo cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng cạn nước. Tỷ lệ bệnh phổ biến: 3-5%; nơi cao: 10-20%; cá biệt trên 30% số dảnh (Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh, TP Ninh Bình...). Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn so với cùng  kỳ vụ Đông xuân 2021.

1.8. Bệnh bạc lá ĐSVK: Gây hại cục bộ trên các trà lúa, đặc biệt là trà lúa xuân muộn giống nhiễm, đặc biệt trên những ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Tỷ lệ bệnh nơi cao: 20-40%; cá biệt > 50% số lá (Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh…). Quy mô, mức độ gây hại thấp cùng kỳ so với vụ Đông xuân 2021.

Ngoài ra, lùn sọc đen, bệnh lép đen, nhện gié hại cụcbộ.

2. Cây ngô

Sâu đục thân, bắp: Tiếp tục gây hại trên các trà ngô đang ở giai đoạn bắp non đến thu hoạch, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5%; cá biệt: 7-10% số bắp.

Ngoài ra, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt hại cục bộ.

3. Cây nhãn, vải

3.1. Bọ xít: Tiếp tục hại trên cây nhãn, vải ở giai đoạn quả non-bánh tẻ, mật độ phổ biến: 0,3-0,5 con/cành; nơi cao: 1-3 con/cành; cá biệt: 5-7 con/cành. Quy mô, mức độ hại thấp hơn cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2021.

3.2. Bệnh thán thư, sương mai quả: Gây hại giai đoạn quả non đến bánh tẻ, tỷ lệ bệnh phổ biến: 2-3%; nơi cao: 5-7%; cá biệt trên 10% số quả. Quy mô, mức độ hại thấp hơn cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

Ngoài ra, nhện lông nhung, sâu cuốn lá hại rải rác.

4. Cây dứa

4.1. Bệnh thối nõn: Tiếp tục hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số cây. Mức độ hại thấp hơn cùng kỳ vụ Đông xuân 2021.

4.2.Rệp sáp: Tiếp tục hại, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây. Ngoài ra, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.

IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO

1. Đảm bảo đủ nước cho lúa trỗ bông - nuôi hạt.

2 .Tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa và cây mầu vụ Đông xuân đặc biệt là diện tích ngoài đê tránh lũ tiểu mãn; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Mùa 2022 đảm bảo trong khung thời vụ.

3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật gây hại trên các cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa 3; lúa cỏ trên cây lúa; Bọ xít, bệnh thán thư trên cây nhãn, vải);

5. Tiếp tục triển khai công tác diệt chuột vụ Đông xuân theo Kế hoạch số 188/KH-UBND tỉnh ngày 24/11/2021 của của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất năm 2022;

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

7. Thu thập các mẫu rầy lưng trắng vào đèn; mẫu rầy lưng trắng, mẫu lúa bị bệnh trên đồng ruộng nhằm giám định virus gây bệnh lùn sọc đen ngay từ đầu vụ để có biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa năm 2022.  

8. Tăng c­ường công tác thông tin, tuyên truyền, hư­ớng dẫn;

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương để tham mưu, hư­ớng dẫn các HTX và bà con nông dân phòng chống kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra./.

Nguyễn Đức Thuận - Chi cục Trồng trọt và BVTV