Thứ Năm, 21/11/2024

Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 16 tháng 11 năm 2023

Thứ Hai, 20/11/2023

I. THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình: 26,30C (cao hơn so với cùng kỳ năm 2022); ẩm độ không khí trung bình: 80% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2022).

2. Cây trồng

* Cây lúa

- Trà mùa muộn: Chín - Thu hoạch.

* Cây ngô: Xoáy nõn - Trỗ cờ .

* Lạc: Củ bánh tẻ.

* Bắp cải: Cuốn, Su hào: Củ non.

* Bí xanh: Quả - Thu Hoạch.

* Cây dứa: Phát triển thân lá - Quả.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU ĐẾN NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2023

1. Trên cây lúa

1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy các loại gây hại cục bộ trên trà lúa mùa muộn ở các huyện Kim Sơn, Nho Quan. Mật độ rầy trung bình: 30 con/m2; nơi cao: 100-200 con/m2; cá biệt: 500-1000 con/m2.

1.2. Sâu đục thân lúa hai chấm: Gây hại cục bộ trên trà lúa mùa muộn ở các huyện Kim Sơn, Nho Quan. Tỷ lệ hại rải rác, nơi cao: 0,5-1%; cá biệt 5-7%.

Ngoài ra, chuột hại cục bộ, bệnh khô vằn, đen lép hạt, nhện gié hại rải rác.

2. Trên cây ngô

2.1. Sâu keo mùa thu: Gây hại trên các trà ngô, mật độ sâu phổ biến: 0,2-0,5 con/m2, nơi cao: 1-3 con/m2 (huyện Yên Mô, Yên Khánh). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.2. Rệp: Gây hại trên các trà ngô đang ở giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ, tỷ lệ hại phổ biến: 1-3%, nơi cao: 5-7%, cá biệt >10% số cây (huyện Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan,...). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ 2022.

Ngoài ra, sâu cắn nõn, bệnh đốm lá, chuột hại cục bộ.

3. Trên cây lạc

3.1. Sâu khoang: Gây hại cục bộ, mật độ nơi cao: 1-3 con/m2 (huyện Yên Mô). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

3.2. Bệnh đốm lá lạc: Gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5%, cá biệt: 10-15 % số lá, C1-3 (huyện Yên Mô). Tổng diện tích nhiễm đến nay là: 50 ha. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, chuột hại cục bộ, sâu cuốn lá hại rải rác.

4. Trên cây rau

4.1. Sâu tơ: Gây hại cục bộ; mật độ nơi cao: 1-3 con/m2, T2-5 (huyện Yên Mô, Yên Khánh, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

4.2. Sâu xanh bướm trắng: Mật độ phổ biến: 1-2 con/m2, nơi cao: 5-10 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2, T3-5 (huyện Yên Mô, Yên Khánh, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, bệnh sương mai, sâu khoang, bọ nhảy, chuột hại cục bộ.

5. Trên cây bí xanh

* Sâu xanh: Gây hại cục bộ trên cây bí xanh, mật độ nơi cao: 1-2 con/m2, cá biệt: 3-5 con/m2 (huyện Yên Khánh). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, bệnh sương mai, rệp gây hại cục bộ.

6. Trên cây dứa

* Bệnh thối nõn: Hại cục bộ, nơi cao: 1-3% số cây (TP Tam Điệp).

Ngoài ra, rệp sáp, bệnh cháy bìa lá hại cục bộ.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2023

1. Trên cây ngô

1.1. Sâu keo mùa thu: Tiếp tục gây hại trên các trà ngô. Mật độ phổ biến: 2-3 con/m2, nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt: 10-15 con/m2 (huyện Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh,…). Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời, nhiều ruộng sẽ bị hại nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất ngô.

1.2. Rệp: Xuất hiện và gây hại trên các trà ngô đang ở giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ, tỷ lệ hại trung bình: 2-3%, nơi cao: 5-7%, cá biệt >10% số cây (huyện Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan,...). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ 2022.

Ngoài ra, sâu cắn nõn, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại hại cục bộ.

2. Trên cây rau

2.1. Sâu tơ: Tiếp tục gây hại cục bộ; nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2 (huyện Yên Khánh, Yên Mô, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.2. Sâu xanh bướm trắng: Tiếp tục gây hại cục bộ, nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2 (huyện Yên Mô, Yên Khánh, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.3. Sâu khoang: Tiếp tục gây hại cục bộ, mật độ sâu nơi cao: 5-10 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2 (huyện Yên Khánh, Yên Mô, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.4. Bọ nhảy: Tiếp tục gây hại cục bộ, nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2 (huyện Yên Khánh, Yên Mô, TP Ninh Bình,...). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, bệnh sương mai hại cục bộ.

3. Cây bí xanh

3.1. Sâu xanh: Tiếp tục gây hại cục bộ, mật độ nơi cao 2-4 con/m2, cá biệt 5-7 con/m2 (huyện Yên Khánh). Quy mô và mức độ gây hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

3.2. Bệnh sương mai: Xuất hiện và gây hại cục bộ trên cây bí xanh, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số lá (huyện Yên Khánh). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, rệp, bệnh phấn trắng gây hại cục bộ.

4. Trên cây dứa

* Bệnh thối nõn: Tiếp tục gây hại trên các trà dứa, đặc biệt trên trà dứa trồng mới. Tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây.

Ngoài ra, rệp sáp, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.

IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO

1. Tiếp tục đôn đốc các địa phương trồng cây vụ Đông 2023; tập trung chăm sóc, bón phân cân đối, đúng quy trình kỹ thuật cho các cây trồng vụ Đông đảm bảo cho cây khoẻ tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

2. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (chú ý: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân trên cây ngô; bệnh đốm lá trên cây lạc; sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy trên cây rau, sâu xanh trên cây bí xanh).

3. Tiếp tục diệt trừ chuột trên các cây trồng vụ Đông.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương để tham mưu, hướng dẫn các HTX và nông dân phòng chống kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra.

Thông báo tháng 11 dự kiến tháng 12

Trạm Kiểm dịch thực vật