I. THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Nhiệt độ trung bình 27,80C (cao hơn so với cùng kỳ năm 2022), ẩm độ không khí trung bình 84,7% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2022).
2. Cây trồng
* Cây lúa:
- Trà mùa trung: thu hoạch.
- Trà mùa muộn: phơi màu - chắc xanh.
* Bắp cải, su hào: trồng - hồi xanh
* Cây ngô: đang trồng - 5 lá.
* Cây lạc: đâm tia - củ non
* Cây dứa: phát triển thân lá - Quả.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU ĐẾN NGÀY 13 THÁNG 10
1. Trên lúa
1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: rầy các loại gây hại cục bộ trên trà lúa mùa muộn ở các huyện Kim Sơn, Nho Quan. Mật độ rầy cám phổ biến: 50-70 con/m2; nơi cao: 100-150 con/m2, ổ > 300 con/m2 T4-5,TT
1.2. Sâu đục thân lúa hai chấm: gây hại rải rác trên trà lúa mùa muộn ở các huyện Kim Sơn, Nho Quan. Tỷ lệ hại nơi cao 3-5%. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với vụ Mùa 2022
Ngoài ra, chuột, lúa cỏ hại cục bộ, bệnh khô vằn, nhện gié hại rải rác.
2. Trên cây ngô
2.1. Sâu keo mùa thu: gây hại cục bộ trên các trà ngô, mật độ nơi cao: 3-5 con/m2; cá biệt: 7-10 con/m2 (huyện Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh, …).
Ngoài ra, sâu xám, sâu cắn nõn hại rải rác.
3. Cây lạc:
3.1. Sâu khoang: gây hại cục bộ trên cây lạc, mật độ nơi cao: 1-3 con/m2, cá biệt: 5-7 con/m2 (huyện Yên Mô). Quy mô, mức độ hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
3.2. Bệnh đốm lá lạc: gây hại cục bộ trên cây lạc, tỷ lệ hại nơi cao 3-5%, cá biệt: 7-10% số lá, C1-3 (huyện Yên Mô). Quy mô, mức độ hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, chuột hại cục bộ, sâu cuốn lá hại rải rác.
4.Trên cây bắp cải, su hào
4.1. Sâu tơ: gây hại cục bộ trên cây bắp cải, su hào, mật độ sâu nơi cao: 1-2 con/m2 (huyện Yên Mô, TP Ninh Bình, Yên Khánh,...). Quy mô và mức độ gây hại tương đương với cùng kỳ năm 2022.
4.2. Sâu khoang: gây hại cục bộ trên cây bắp cải, su hào; mật độ nơi cao: 1-3 con/m2 (huyện Yên Mô, TP Ninh Bình, Yên Khánh,…). Quy mô và mức độ gây hại tương đương với cùng kỳ năm 2022.
5. Trên cây dứa
5.1. Bệnh thối nõn: hại cục bộ, nơi cao: 1-3% số cây (TP Tam Điệp).
Ngoài ra, rệp sáp, bệnh cháy bìa lá hại cục bộ.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2023
1. Trên cây ngô
1.1. Sâu keo mùa thu: tiếp tục gây hại trên các trà ngô, đặc biệt trên trà ngô đang ở giai đoạn 4-6 lá. Mật độ phổ biến: 2-3 con/m2, nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt trên 10 con/m2 (huyện Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh,…).
1.2. Rệp: gây hại trên các trà ngô đang ở giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ, tỷ lệ hại phổ biến: 1-3%, nơi cao: 5-7%, cá biệt >10% số cây, (huyện Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh,…). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ 2022.
Ngoài ra, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột hại cục bộ.
2. Cây bắp cải, su hào
2.1. Sâu tơ: gây hại cục bộ trên cây bắp cải, su hào, mật độ phổ biến: 1-2 con/m2; nơi cao: 3-5 con/m2 (huyện Yên Mô, TP Ninh Bình, Yên Khánh,...). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
2.2. Sâu xanh bướm trắng: gây hại rải rác trên cây bắp cải, su hào, mật độ phổ biến: 0,5-1,0 con/m2, nơi cao: 2-3 con/m2, cá biệt: 5-7 con/m2 (huyện Yên Mô, TP Ninh Bình, Yên Khánh). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
2.3. Sâu khoang: gây hại cục bộ trên cây bắp cải, su hào, mật độ sâu nơi cao: 5-7 con/m2, cá biệt: 10-20 con/m2 (huyện Yên Mô, TP Ninh Bình, Yên Khánh). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ hại cục bộ.
3. Cây bí xanh
3.1. Sâu xanh: gây hại cục bộ, mật độ nơi cao: 1-2 con/m2, cá biệt: 3-5 con/m2 (huyện Yên Khánh, Yên Mô). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
3.2. Bệnh sương mai: gây hại cục bộ trên cây bí xanh, tỷ lệ hại nơi cao: 5-10% số lá, C1-3 (huyện Yên Khánh, Yên Mô). Quy mô và mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, rệp gây hại cục bộ.
4. Trên cây dứa
4.1. Bệnh thối nõn: tiếp tục gây hại trên các trà dứa, đặc biệt trên trà dứa trồng mới. Tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây.
Ngoài ra, rệp sáp, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.
IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
1. Khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho các cây trồng vụ Đông.
2. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (chú ý: Sâu keo mùa thu trên cây ngô; sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy trên cây rau).
3. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 180/KH-UBND tỉnh ngày 08/11/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch tổ chức cộng đồng quản lý chuột hại bảo vệ sản xuất năm 2023.
4. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn.
Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương để tham mưu, hướng dẫn các HTX và nông dân phòng chống kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra./.
Thông báo tình hình sinh vật gây hại tháng 10
Trạm Kiểm dịch thực vật.
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân