I. THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Trong tháng nhiều ngày trời tạnh ráo, nắng nóng. Nhiệt độ trung bình 31,50C (cao hơn so với cùng kỳ năm 2022), ẩm độ không khí trung bình 69,5% (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022).
2. Cây trồng
* Cây lúa
- Trà xuân muộn: Đỏ đuôi - Thu hoạch;
- Mạ mùa sớm: 3-5 lá.
* Cây màu
- Cây lạc: Củ bánh tẻ - Thu hoạch.
- Cây ngô: Bắp bánh tẻ - Thu hoạch.
* Cây dứa: Quả - Thu hoạch.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2023
1. Trên cây lúa
1.1. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Lứa 3 đã gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn giai đoạn lúa chắc xanh đến chín. Mật độ trung bình: 150 con/m2; nơi cao: 300-500 con/m2; cá biệt ổ trên 1.000 con/m2. Tổng diện tích nhiễm rầy lứa 3 trên toàn tỉnh là 120 ha (thấp hơn rất nhiều so với vụ Đông xuân năm 2022), diện tích nhiễm nặng là 5 ha (thấp hơn rất nhiều so với vụ Đông xuân năm 2022), diện tích đã phòng trừ là 85 ha. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với vụ Đông xuân năm 2022.
1.2. Bệnh đạo cổ bông: Gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn, đặc biệt trên những diện tích bị đạo ôn lá nặng, giống nhiễm, diện tích không phòng trừ đạo ôn cổ bông như: Đài thơm 8, TBR 225, Nếp,… Tỷ lệ bệnh nơi cao: 5-10%; cá biệt: 20-30% số bông (huyện Yên Mô, Hoa Lư, Yên Khánh, TP Tam Điệp). Đến nay, tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên toàn tỉnh là 50,7 ha (cao hơn gấp 6,0 lần so với vụ Đông xuân năm 2022), diện tích nhiễm nặng là 5,6 ha (cao hơn gấp 4,3 lần so với vụ Đông xuân năm 2022), diện tích phun phòng là 3.825 ha. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2022.
1.3. Sâu đục thân lúa 2 chấm: Sâu non lứa 2 gây hại rải rác trên trà lúa xuân muộn trỗ sau 01/5 ở các huyện phía Bắc tỉnh, sau 15/5 ở các huyện phía Nam tỉnh. Tỷ lệ hại nơi cao: 1-2%, cá biệt: 3-5% số bông. Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn TBNN và thấp hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân năm 2022.
Ngoài ra, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen, bệnh lem lép hạt, lúa cỏ hại rải rác.
2. Trên cây trồng khác
2.1. Cây lạc
* Bệnh đốm nâu: Hại rải rác trên các trà lạc, tỷ lệ bệnh nơi cao: 5-10% số lá; cá biệt: 20-30% số lá (huyện Yên Khánh). Tổng diện tích nhiễm bệnh đến nay là: 60,0 ha. Quy mô, mức độ gây hại cao hơn vụ Đông xuân năm 2022.
Ngoài ra, sâu xanh da láng, sâu khoang, chuột hại cục bộ.
2.2. Cây ngô
* Sâu đục thân, bắp: Hại rải rác trên các trà ngô đang ở giai đoạn bắp non đến thu hoạch, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số cây, bắp. Quy mô, mức độ gây hại thấp hơn vụ Đông xuân năm 2022.
Ngoài ra, rệp, bệnh khô vằn, đốm lá hại rải rác.
2.3. Cây dứa
* Bệnh thối nõn: Hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao: 2-5% số cây.
* Rệp sáp: Hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số cây.
Ngoài ra, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2023
1. Trên mạ Mùa và lúa Mùa sớm
1.1. Sâu đục thân lúa 2 chấm: Bướm sâu đục thân lúa 2 chấm lứa 3 nở rộ gây hại cục bộ trên các trà mạ và lúa gieo cấy sớm, tỷ lệ hại nơi cao: 0,1-0,3%; cá biệt: 1-3% số dảnh (huyện Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn,...). Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng lứa vụ Mùa năm 2022.
1.2. Chuột: Hại cục bộ trên mạ và lúa Mùa, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số dảnh. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bọ trĩ hại rải rác trên mạ. Ốc bươu vàng, rêu nhớt, lúa cỏ hại cục bộ trên các trà lúa gieo cấy sớm.
2. Trên cây trồng khác
* Cây dứa
- Bệnh thối nõn: Tiếp tục hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến: 1-3 %; nơi cao: 5-7% số cây.
- Rệp sáp: Hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây. Ngoài ra bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.
IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
1. Đẩy nhanh tiến độ làm đất, tập trung gieo cấy lúa Mùa đảm bảo đúng thời vụ.
2. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng dịch hại để phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Lúa cỏ, ốc bươu vàng, chuột hại, bệnh lùn sọc đen,… trên cây lúa). Cụ thể:
* Đối với chuột hại: Tổ chức diệt chuột đồng loạt, tập trung ngay sau khi làm đất và gieo cấy lúa Mùa bằng các biện pháp hoá học, thủ công.
* Đối với ốc bươu vàng
- Áp dụng các biện pháp thủ công để thu gom ốc, thường xuyên bắt ốc và cấy dặm lại những dảnh bị ốc hại nhằm đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích.
- Tiến hành diệt trừ ốc bằng thuốc hoá trên những ruộng đã cấy hoặc gieo sạ.
* Đối với lúa cỏ: Sử dụng các biện pháp quản lý lúa cỏ theo hướng dẫn cơ quan chuyên môn.
Ngoài ra, cần theo dõi để xử lý bệnh nghẹt rễ, bọ trĩ… trên các trà lúa.
3. Lấy các mẫu rầy lưng trắng trên đồng ruộng và mẫu rầy vào đèn để phân tích nhằm xác định tỷ lệ rầy mang virut mô giới truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa ở vụ Mùa.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn.
Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố căn cứ vào Thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương để tham mưu, hướng dẫn các HTX và bà con nông dân phòng chống kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra.
Trạm Kiểm dịch thực vật
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân