Thứ Sáu, 04/10/2024

Thông báo Tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 năm 2023

Thứ Năm, 20/07/2023

I. THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết: Trong tháng có nhiều ngày trời nắng mưa xen kẽ, oi bức. Nhiệt độ trung bình 32,50C (cao hơn 010C so với cùng kỳ năm 2022), ẩm độ không khí trung bình 75,7% (thấp hơn 5,5% so với cùng kỳ năm 2022).

2. Cây trồng

* Cây lúa:

- Trà mùa sớm

+ Lúa cấy: Đẻ nhánh rộ

+ Lúa gieo sạ: Đẻ nhánh rộ - cuối đẻ.

- Trà mùa trung

+ Lúa cấy: Cấy - đẻ nhánh;

+ Lúa gieo sạ: Sạ - đẻ nhánh.

- Trà mùa muộn: Mạ - cấy.

* Cây ngô: Trồng- 3 lá

* Cây dứa: Phát triển quả - Thu hoạch;

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 7

1. Trên mạ

 * Sâu đục thân lúa hai chấm: Sâu non lứa 3 đã nở và gây hại rải rác trên mạ mùa sớm. Tỷ lệ hại nơi cao: 0,1-0,3%; cá biệt: 1-2% số dảnh (huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô...).

Ngoài ra, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bọ trĩ hại rải rác.

2. Trên lúa Mùa sớm

2.1. Ốc b­ươu vàng: Gây hại cục bộ trên trà lúa mùa sớm ngay sau cấy và gieo sạ, mật độ nơi cao: 3-5 con/m2; cá biệt: 7-10 con/m2. Đến nay diện tích nhiễm ốc bươu vàng trên toàn tỉnh là 120,0 ha. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.2. Chuột: Hại rải rác trên các trà lúa, đặc biệt trên trà mùa sớm, ruộng cạn nước, ven làng, ven gò, ven thổ, ven đê, gần các khu công nghiệp, đất trống… Tỷ lệ hại nơi cao: 1-3%; cá biệt: 5-10% số dảnh (huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô,...). Đến nay diện tích nhiễm chuột trên toàn tỉnh là 12,0 ha. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.3. Sâu đục thân lúa hai chấm: Sâu non lứa 3 gây hại rải rác trên trà lúa gieo cấy sớm và trên lúa chét, tỷ lệ hại nơi cao: 0,5-1,0%; cá biệt: 2-3% số dảnh (huyện Nho Quan, Gia Viễn…). Quy mô, mức độ hại tương đương so với cùng lứa năm 2022.

2.4. Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non gây hại rải rác trên trà lúa gieo cấy sớm, mật độ nơi cao: 1-3 con/m2; cá biệt: 5-7 con/m2, T2-4 (huyện Nho Quan, Yên Mô…). Quy mô, mức độ gây hại cao hơn so với cùng kỳ vụ Mùa 2022.

2.5. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Gây hại rải rác trên lúa cấy sớm, mật độ nơi cao: 3-5 con/m2, T4,5,TT. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa năm 2022.

Ngoài ra, rêu nhớt hại cục bộ; sâu cuốn lá, bọ trĩ hại rải rác.

3. Trên cây ngô

3.1. Sâu đục nõn: Gây hại cục bộ, tỷ lệ hại nơi cao: 1-3% số cây, cá biệt: 5-7% số cây (huyện Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ vụ Mùa 2022.

3.2. Sâu keo mùa thu: Gây hại cục bộ trên các trà ngô, đặc biệt trên trà ngô ở giai đoạn 3-7 lá, mật độ nơi cao: 1-2 con/m2; cá biệt: 3-4 con/m2 (huyện Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh,…). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng kỳ vụ Mùa 2022.

Ngoài ra, sâu xám hại rải rác; bệnh huyết dụ hại cục bộ.

4. Cây dứa

* Bệnh thối nõn: Hại cục bộ, nơi cao: 1-3% số cây (TP Tam Điệp).

Ngoài ra, rệp sáp, bệnh cháy bìa lá hại cục bộ.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2023

1. Trên mạ

* Sâu đục thân lúa hai chấm: Sâu non lứa 3 tiếp tục gây hại trên các trà mạ. Tỷ lệ hại nơi cao: 1-3%; cá biệt: 5-7% số dảnh (huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn,...).

Ngoài ra, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, rầy, châu chấu, bọ trĩ hại rải rác.

2. Trên cây lúa

2.1. Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại rộng trên các trà lúa ngay sau gieo, cấy, đặc biệt hại nặng trên những diện tích lúa gieo sạ. Mật độ phổ biến: 3-5 con/m2; nơi cao: 5-7 con/m2; cá biệt trên 10 con/m2 (huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn...). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.

2.2. Sâu đục thân lúa hai chấm: Gây hại cục bộ trên các trà lúa, đặc biệt trên trà lúa mùa sớm. Mật độ nơi cao: 0,5-1,0 con/m2; cá biệt: 2-3 con/m2, gây hại cục bộ trên các trà lúa, đặc biệt hại nặng trên trà lúa mùa sớm, những diện tích gieo cấy gần nguồn lúa chét (huyện Nho Quan, Gia Viễn­, TP Tam Điệp,...). Quy mô, mức độ gây hại tương đương so với cùng lứa vụ Mùa năm 2022.

2.3. Chuột: Tiếp tục hại rải rác trên các trà lúa, đặc biệt trên những ruộng cạn nước, ven làng, ven gò, ven thổ, ven đê, gần các khu công nghiệp, đất trống… Tỷ lệ hại nơi cao: 1-3%; cá biệt: 5-10% số dảnh (huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô,...). Quy mô, mức độ hại cao hơn so cùng kỳ vụ Mùa năm 2022.

2.4. Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại rải rác trên trà lúa, mật độ nơi cao: 3-5 con/m2, cá biệt 7-10 con/ m2 (huyện Yên Mô, Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan,…). Quy mô, mức độ hại cao hơn so cùng kỳ vụ Mùa năm 2022.

2.5. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại rải rác trên lúa gieo, cấy sớm, mật độ nơi cao: 10-20 con/m2, cá biệt 30-50 con/m2 (huyện Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan,…). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ vụ Mùa 2022.

Ngoài ra, bọ trĩ, bệnh nghẹt rễ, bệnh lùn sọc đen hại cục bộ.

3. Trên cây ngô

* Sâu keo mùa thu: Tiếp tục gây hại trên các trà ngô, mật độ phổ biến: 2-4 con/m2; nơi cao: 5-10 con/m2 (huyện Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh,…).

Ngoài ra, bệnh khô vằn hại cục bộ, bệnh đốm lá hại rải rác.

4. Trên cây dứa

* Bệnh thối nõn: Tiếp tục gây hại trên các trà dứa, đặc biệt trên trà dứa trồng mới. Tỷ lệ hại nơi cao: 3-5% số cây.

Ngoài ra, rệp sáp, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.

IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO

1. Tập trung gieo cấy đúng thời vụ, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật, điều tiết nước hợp lý nhằm tăng cường khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại.

2. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp phòng chống kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Bệnh lùn sọc đen, ốc bươu vàng, sâu đục thân lúa 2 chấm, chuột hại,… trên cây lúa). Cụ thể:

* Đối với bệnh lùn sọc đen

 Tiếp tục triển khai thực hiện công tác phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ Mùa 2023 theo kế hoạch số 1604/KH-SNN ngày 08/6/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ Mùa năm 2023.

Tổ chức phun trừ rầy trên mạ và lúa gieo sạ ở các vùng có mẫu rầy dương tính với virus lùn sọc đen và những vùng đã bị bệnh ở vụ lúa Đông xuân 2023. Thời điểm phun rầy trên mạ trước khi cấy 3-4 ngày và trên lúa gieo sạ khi được 4-5 lá bằng các loại thuốc trừ rầy nội hấp.

* Đối với chuột hại: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 08/11/2022 của UBND tỉnh về việc tổ chức cộng đồng quản lý chuột ại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2023; Tổ chức diệt chuột đồng loạt, tập trung ngay sau khi làm đất và gieo cấy lúa mùa bằng các biện pháp hoá học, thủ công.

* Đối với ốc bươu vàng:

- Áp dụng biện pháp thủ công để thu gom ốc, thường xuyên bắt ốc và cấy dặm lại những dảnh bị ốc hại nhằm đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích.

- Tiến hành diệt trừ ốc bằng thuốc hoá học trên những ruộng đã cấy hoặc gieo sạ.

Ngoài ra, cần theo dõi để xử lý bệnh nghẹt rễ, bọ trĩ, lúa cỏ trên các trà lúa.

3. Thực hiện văn bản số 1902/SNN-TTBVTV ngày 11/7/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung gieo cấy, chăm sóc và phòng chống dịch hại vụ Mùa năm 2023.

4. Lấy các mẫu rầy lưng trắng trên đồng ruộng và mẫu rầy vào đèn để phân tích nhằm xác định tỷ lệ rầy mang virut môi giới truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa ở vụ Mùa.

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

6. Tăng c­ường công tác thông tin, tuyên truyền, hư­ớng dẫn.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của Chi cục và tình hình cụ thể của địa phương tham mưu, hư­ớng dẫn các HTX và bà con nông dân phòng trừ kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối t­ượng sinh vật hại gây ra.

Trạm Kiểm dịch thực vật