Vụ Đông Xuân là vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, kết quả đạt được của vụ Đông xuân có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 2023. Tuy vậy, vụ sản xuất tới đây lại được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, nếu không quyết liệt trong tổ chức, chỉ đạo sản xuất cũng như có những giải pháp linh hoạt, phù hợp của ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh thì khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp Ninh Bình, vụ Đông xuân 2022-2023 sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức:
Về tình hình thời tiết khí hậu, theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Ninh Bình, vụ Đông Xuân 2022-2023 sẽ có những diễn biến rất phức tạp. Dự báo, từ cuối tháng 12/2022 đến tháng 2/2023 có thể có nhiều đợt rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến mạ Xuân sớm vào cuối tháng 12/2022, Xuân muộn vào cuối tháng 1/2023 và lúa mới cấy. Bên cạnh đó, rét đậm có kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại nặng.
Về công tác thuỷ lợi phục vụ lấy nước sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình trạng biến động lòng dẫn và các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng hiện chỉ đang ở mức trữ thấp; nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trong các đợt xả nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông xuân 2022-2023 sẽ chỉ vận hành được tối đa 07/08 tổ máy, dẫn đến nguồn nước bổ sung cho hạ du bị thiếu hụt so với các năm trước đây.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khó khăn khác, như: Giá cả vật tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu...) vẫn đang ở mức cao, trong khi, giá các loại nông sản không tăng hoặc tăng không đáng kể, có thể dẫn đến tình trạng một số người dân giảm đầu tư vào sản xuất, thậm chí bỏ vụ. Xu hướng chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đang làm thiếu hút trầm trọng lao động trẻ, khỏe trong sản xuất nông nghiệp.
Ảnh: Người dân triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023
Trước tình hình đó để chuẩn bị tốt các điều kiện phấn đấu chủ động tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 47/SNN-TTBVTV đề nghị các địa phương và các đơn vị liên quan các nhiệm vụ trọng tâm:
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Rà soát chỉ đạo các đơn vị thu hoạch kịp thời những cây trồng vụ Đông, nhất là những diện tích trồng trên đất 2 lúa, đất lúa màu để chuẩn bị cho công tác làm đất; Bám sát lịch xả nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực và hệ thống máy bơm để lấy nước, trữ nước phục vụ làm đất và gieo cấy, ưu tiên cấp nước cho các vùng khó khăn về nước; Tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất, đảm bảo yêu cầu kỹ, nhuyễn, phẳng, theo phương châm “ruộng chờ mạ”, lấy làm đất là biện pháp quan trọng để hạn chế các đối tượng sinh vật hại. Đối với diện tích mạ đã gieo, cần chú ý theo dõi, chăm sóc và có các biện pháp xử lý kịp thời trong điều kiện nền nhiệt độ cao hoặc che phủ nilon, giữ đủ ẩm để chống rét cho mạ khi nhiệt độ xuống thấp; Đối với những địa phương có diện tích lúa ngoài đê, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ cấy trà lúa Xuân sớm đảm bảo thời vụ, tuyệt đối không gieo sạ đối với diện tích lúa ngoài đê tránh lũ Tiểu mãn; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, HTX, các đơn vị và người dân tổ chức diệt chuột để bảo vệ các cây trồng trong vụ Đông xuân 2022-2023 tập trung đồng bộ trong thời điểm lấy nước, làm đất, gieo mạ. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết khí hậu để chủ động các biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời những ảnh hưởng xấu đến cây trồng, hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra
- Đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương chăm sóc, bảo vệ các cây rau màu, lúa và mạ đã gieo; tập trung gieo trồng các cây trồng vụ Đông xuân trong khung thời vụ, đảm bảo kế hoạch; Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; Tăng cường cán bộ bám sát cơ sở, theo dõi sát diễn biến của các đối tượng sinh vật hại, dự báo sớm tình hình phát sinh gây hại trên cây trồng vụ Đông xuân để tham mưu, hướng dẫn các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả.
- Đối với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư: Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các khâu kỹ thuật gieo cấy, bón phân, chăm sóc mạ, lúa và các cây trồng khác, nhất là trong điều kiện diễn biến bất thường của thời tiết. Tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng các mô hình, dự án sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Đối với Chi cục Thủy lợi: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác thuỷ lợi nội đồng, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, giữ nước gieo cấy và chăm sóc kịp thời vụ, thực hiện hiệu quả phương án phòng chống hạn, mặn
- Đối với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Chuẩn bị tốt các điều kiện, bảo dưỡng, tu sửa máy móc, nạo vét kênh mương, quản lý nguồn nước tưới, đặc biệt là các hồ chứa; theo dõi chặt chẽ lịch xả nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT để điều tiết hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
Văn bản số 47/SNN-TTBVTV của Sở Nông nghiệp và PTNT
Nguyễn Hữu Ngọc - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân