
1. Thời vụ trồng:
- Giống trung bình ngày, gồm: DT84, DT2008, DT90, DT96, DDT93, AK05, DDVN6, VX93- 1, VX92… gieo trồng xong trước 25/9.
- Giống ngắn ngày gồm: DT12, DT99,… gieo trồng xong trước 5/10.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1. Làm đất
* Kỹ thuật làm đất và gieo trồng:
- Đất chuyên màu: Cày bừa kỹ và nhặt cỏ dại trước khi lên luống. Luống rộng 100 cm, cao 20 - 25 cm, rạch 2 hàng. Khoảng cách giữa 2 hàng 35 cm, rãnh thoát nước rộng 30 - 35 cm.
- Đất sau trồng lúa: Phương thức chuẩn bị đất và gieo tuỳ thuộc vào độ ẩm của ruộng.
* Nếu không làm đất:
+ Trường hợp ruộng ướt, có ít vùng nước: Làm rãnh xung quanh ruộng và băng rộng (1,3-1,5m) để thoát hết nước trên ruộng. Gieo hạt vãi bằng tay hoặc máy. Nếu gieo bằng tay cần phủ bằng rạ.
+ Trường hợp ruộng đủ ẩm, không có vũng nước: Làm rãnh xung quanh ruộng và băng rộng (1,5-2,0m) để tưới, tiêu, chăm sóc. Gieo vãi bằng tăy hoặc dùng máy gieo vãi. Lượng giống dùng cho 1 ha từ 80-85 kg
- Trường hợp ruộng khô (vàn cao):
+ Gieo vãi không làm đất: Trước khi gieo phải bơm nước láng qua rồi rút kiệt nước ngay. Gieo vãi đều hạt lên ruộng rạ, dùng rạ phủ kín hạt.
+ Gieo theo gốc rạ không làm đất: Gieo hạt ngay sau gạt lúa, gieo 02 hạt ở mỗi hốc và bỏ cách 1 hàng rạ không gieo (lượng giống 60-65kg)
+ Gieo theo hốc: Hốc được tạo bằng bàn trang có cọc đục (4-5) lỗ, sau geo hạt được phủ bởi rơm rạ
* Làm đất tối thiểu:
Cày và làm luống, san phẳng mặt để thoát nước. Luống rộng 1,5m, rãnh rộng 35-40cm, sâu 20-25cm. Dùng thanh gỗ nặng hình tam giác hoặc cuốc tạo thành rạch ngang sâu 2-3cm. Hàng cách hàng 34-40 cm hốc cách hỗ 10 cm, gieo 2-3 hạt/hốc. Phủ kín hạt bằng đất hoặc rơm, rạ. Mật độ 40-50 cây/m2, lượng hạt từ 70-75 kg/ha
2.2. Phân bón và cách bón
- Lượng phân bón cho 1ha: 6- 8 tấn phân chuồng; 70- 80kg ure; 300- 400kg supe lân; 80- 100kg kali clorua
- Cách bón:
+ Bón lót: 1005 lượng phân chuồng và supe lân
+ Thúc lần 1 (khi 2- 3 lá): 100% ure và 30-50% kali clorua
+ Thúc lần 2 (khi 8- 9 lá): 65-70% kali clorua
Chú ý: Có thể dùng phân NPK 3:9:6 với lượng từ 800- 1000kg/ha; bón lót 50% và bón thúc 50% khi đậu có 2-3 lá. Trường hợp cần bổ sung phân bón qua lá, có thể dùng kali hòa tan hay phân qua lá K-H, Pisomix Y35 phun đều cho cây.
2.3. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
- Sau khi gieo cần chú ý chống úng, chống chim chuột… phá hoại.
- Khi đậu mọc đều có 2 lá đơn và nhú lá thật đầu tiên phải phun phòng trừ dòi đục thân và các sâu hại khác.
- Khi đậu có 2- 3 lá vừa bón phân vừa kết hợp tỉa dặm định mật độ cho đồng đều, chú ý làm vào lúc trời mát, không có nắng. Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo bằng các loại thuốc như: Nativo, Stanner, hoặc Tilt super,… theo liều khuyến cáo.
- Khi đậu có 7- 9 lá tiếp tục bón phân để tạo thế cho đậu ra hoa; phân bón chủ đạo là kali hay NPK chuyên dùng theo số lượng đã định.
- Khi đậu bắt đầu ra hoa cần phun phòng trừ sâu hại hoa, hại quả.
Đinh Thị Trang - Chi cục Trồng trọt và BVTV.
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân