Cây dưa chuột là một loại rau ăn quả khá phổ biến hiện nay, có dinh dưỡng và giá trị về kinh tế cao. Quả dưa chuột rất thích hợp cho việc ăn tươi cũng như chế biến, các sảm phẩm chế biến dưa rất phong phú như: Dưa chuột bao tử muối đóng hộp, nước ép ... Để cây dưa chuột sinh truởng phát triển tốt đạt năng suất cao cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Thời vụ và giống
Trong điều kiện miền Bắc thì dưa chuột trồng được 2 vụ trong năm:
- Vụ xuân là vụ chính, gieo hạt từ sau tiết lập xuân đến đầu tháng 3.
- Vụ đông: Gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 và đến giữa tháng 12.
Cả 2 vụ đều có thể sử dụng các giống lai F1 như: Happy, Giống dưa xanh cao sản, Giống dưa xanh TN-3, Giống Mummy 331, CV5, CV11, Giống DV 178 ...
2. Kỹ thuật ươm cây con
*Ngâm ủ hạt giống:
Lượng giống cho 1 sào cần khoảng 25 – 30g tùy theo giống. Ngâm hạt trong nước từ 3 – 4 giờ sau đó đem rửa sạch và ủ trong khăn, vải được vắt hết nước đến khi hạt nứt nanh và nhú mầm dài từ 2 – 3cm đem bô.
* Bô hạt và cách tra hạt: Dùng đất bùn ở tầng canh tác, không chua và phân chuồng hoai mục để làm hỗn hợp bô.
Cách làm: Trộn phân chuồng với đất bùn theo tỷ lệ 1:1, nên lấy đất bùn canh tác trên ruộng cấy, không bị chua. Lót một lớp vôi bột mỏng rồi rải tiếp một lớp trấu xuống nền trước khi dải bùn. Độ dày lớp hỗn hợp bùn khoảng 3 - 4cm và để cho ráo bề mặt phía trên dùng thước thẳng và dao cắt ô vuông có kích thước 5 x 5cm. Đặt hạt nằm ngang, rễ hướng xuống đất, sâu khoảng 0,5 cm, rồi phủ một lớp đất bột mỏng lên trên dày khoảng 0,5cm, đặt 1 hạt/bầu (ô vuông), phủ một lớp rơm rạ lên trên và tưới ẩm. Nơi làm bầu cây con phải là nơi có ánh sáng tốt, chủ động tưới tiêu.
* Chăm sóc cây con: Sau khi hạt bắt đầu mọc cần rỡ bỏ lớp rơm rạ phủ trên. Thường xuyên kiểm tra theo dõi sâu bệnh và giữ ẩm. Sau khoảng 7 – 10 ngày cây con đạt chiều cao khoảng 10 – 12cm có 1 lá thật thì đem trồng.
3. Kỹ thuật làm đất trồng
* Đất trồng: Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, có độ màu mỡ, tơi xốp, PH 5,5 – 6,5, có khả năng tưới tiêu thuận lợi, không nên trồng trên đất trồng họ bầu bí của vụ trước.
* Chuẩn bị đất trồng:
- Đất được cày, bừa kỹ, tơi nhỏ và làm sạch cỏ
- Lên luống: Luống rộng 1,2 m, cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 cm
- Bón lót: Dùng 500 kg - 800 kg P/C hoai mục và 20 kg phân Supe lân trộn đều rồi bỏ vào hốc và lấp một lớp đất nhẹ lên trên.
4. Khoảng cách, mật độ
Khoảng cách giữa 2 hàng trên luống là 70cm, cây cách cây 45 - 50 cm. Mật độ khoảng 1.000 - 1.200 cây/ sào.
5. Bón phân và chăm sóc
- Sau khi trồng cần thường xuyên giữu ẩm và trồng dặm cây chết.
- Khoảng 10 - 15 ngày sau trồng, cây có 2- 3 lá thật bón thúc lần 1: Dùng 3 kg Urê và 3,5 kg kali bón xung quanh cách gốc 6 - 15 cm và tưới ẩm.
- Khi cây bắt đầu ngả ngọn, ra tua cuốn, (5 - 6 lá thật) bón thúc lần 2: Dùng 5 kg urê + 5,5 kg kali + 3,5 kg Supe Lân bón cách gốc 20 - 25 cm và vun cao kết hợp với cắm giàm (kiểu chữ A), dùng dây mềm treo ngọn dưa lên giàn.
- Ngắt bỏ tất cả các loại hoa ở 3 lá dưới gốc và tỉa bỏ các lá già, lá bị sâu bênh.
- Khi bắt đầu thu hoạch: Cứ 5 - 7 ngày dùng 1 kg urê + 1 kg kali hoà với nước phân chuồng tưới đều xung quanh gốc.
- Khi dưa leo hết dóc (khoảng 23 - 26 lá) thì bấm bẻ ngọn để dưa ra nhánh, trước lúc bấm ngọn 3 ngày cần bón thúc lần 3: Dùng 3 kg kali + 4 - 5 kg urê + 3 kg Supe Lân bón vào khoảng giữa của các cây dưa.
- Cần phát hiện sớm những quả dưa rạn, cong queo, sâu cắn,... hái bỏ để dinh dưỡng tập trung nuôi cây và quả khác.
6. Phòng trừ sâu bệnh
* Sâu hại.
- Sâu xám thường xuất hiện lúc cây con mới trồng, cắn ngang cây gây chết cây dùng Furadan, Basuzin bón khi làm đất và lên luống.
- Sâu vẽ bùa: Xuất hiện trong suốt quá trình phát triển của cây dưa, cần phát hiện và phòng trừ triệt để trước lúc bắt đầu thu hoạch dùng Rigent, Trebon, Atoxit, Polytrin,....
- Sâu ăn lá, rầy, bọ trĩ: Dùng thuốc Regent, Ofatox, Trebon Actara phun lúc sâu còn tuổi nhỏ .
* Bệnh hại
- Héo rũ (chết rạc, chết ẻo): Thường xuất hiện vào giai đoạn còn nhỏ ở những ruộng ẩm ướt, dùng Daconil, Validacin , Anvil... để tưới.
- Mốc sương thường phát triển khi có nhiệt độ thấp (dưới 200C) và độ ẩm không khí cao (trên 80%) có thể dùng Boocdo 1%, Zinep 0,4%,... phun định kỳ, khi xuất hiện bệnh Ridomil, Daconil... để phun, phun đều cả 2 mặt lá.
- Phấn trắng: Dùng Beylecton 0,2%, Zinep, Score để phun trừ.
Nên giảm lượng phân urê vào lúc phun thuốc phòng bệnh. Yêu cầu sử dụng đúng loại thuốc, đúng lúc và đúng liều lượng.
7. Thu hoạch
Tùy từng mục đích sử dụng khác nhau mà có thể thu hái. Đối với dưa chuột quả to thì thường quả được 7 – 10 ngày tuổi và dưa chuột bao tử khoảng 2 – 3 ngày có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối, hái tất cả những quả đạt tiêu chuẩn làm thương phẩm. Thời kỳ ra quả rộ có thể thu 2 – 3 ngày một đợt. Khi thu quả phải tránh dập nát, dựng váo thùng, sọt, hộp sạch, bảo quản nơi thoáng mát và vận chuyển đưa đi tiêu thụ ngay.
Đinh Thị Trang - Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân