Bệnh lùn sọc đen do virus lùn sọc đen (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) gây ra và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền virus. Bệnh lùn sọc đen lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã bùng phát thành dịch trong vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2009 ở 22 tỉnh, thành phố phía Bắc. Bệnh đã gây thiệt hại đáng kể đến năng suất, sản lượng lúa tại các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình...
Ảnh: Bệnh lùn sọc đen biểu hiện trên cây lúa
Ở Ninh Bình, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện ở vụ Mùa năm 2009, với tổng diện tích nhiễm bệnh là: 3.800 ha. Trong đó 1.900 ha bị giảm trên 70% năng suất. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống, hạn chế lây nhiễm của bệnh lùn sọc đen, đến năm 2017 bệnh tái bùng phát trở lại trong vụ Mùa, tổng diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen là 3.461,8 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.706,9 ha, diện tích giảm 70% năng suất là 751 ha.
Ảnh: Ruộng lúa bị bệnh bệnh lùn sọc đen gây hại nặng trong vụ Mùa 2017
Những năm trước đây để xác định virut lùn sọc đen, cán bộ Chi cục tiến hành theo dõi trên đồng ruộng, bẫy đèn, thu thập mẫu rầy lưng trắng và mẫu lúa (có triệu chứng bệnh) gửi lên Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc để giám định. Tuy nhiên, việc gửi mẫu giám định và nhận kết quả gặp khó khăn như mất nhiều thời gian, thất lạc mẫu, hỏng mẫu… gây khó khăn trong công tác dự tính dự báo và tham mưu các biện pháp chỉ đạo phòng trừ.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, từ năm 2021 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chủ động trang bị máy móc, bộ test KIT DOT-BLOT, các dụng cụ cần thiết đồng thời cử cán bộ đào tạo, tập huấn về công tác phân tích mẫu, giám định mẫu rầy lưng trắng và mẫu cây lúa (có triệu chứng bệnh).
Ảnh: Bộ test KIT Dot-blot
Bộ test KIT DOT-BLOT là sản phẩm được phát triển từ đề tài khoa học công nghệ hợp tác giữa Viện Di truyền Nông nghiệp, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và Công ty Domika Việt Nam đối ứng sản xuất bộ KIT.
Qua việc thực hiện thử nghiệm, giám định mẫu rầy, mẫu lúa có nguy cơ cao nhiễm virut lùn sọc đen bằng bộ test KIT DOT-BLOT trực tiếp tại Chi cục Trồng trọt và BVTV Ninh Bình đã thể hiện một số ưu điểm:
- Thời gian giám định và cho kết quả nhanh; chủ động phòng trừ rầy môi giới mang virus bệnh lùn sọc đen.
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, gửi mẫu.
- Hạn chế hiện tượng hỏng mẫu, thất lạc mẫu.
Vụ Mùa năm 2021, Chi cục đã tổ chức giám định được 2.522 mẫu rầy và 39 mẫu lúa; vụ Mùa 2022 giám định được 2.926 mẫu rầy và 37 mẫu lúa tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
Ảnh: Cán bộ kỹ thuật chi cục thực hiện giám định mẫu rầy và lúa
Việc tổ chức giám định virus lùn sọc đen hại lúa trên mẫu rầy lưng trắng và mẫu lúa giúp chủ động khoanh được vùng nguy cơ nhiễm bệnh, phát hiện sớm tỉ lệ rầy mang virus gây bệnh lùn sọc đen từ đó tạo thuận lợi cho công tác theo dõi, dự tính dự báo và đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, giảm khả năng lây lan của bệnh lùn sọc đen trên đồng ruộng, góp phần giảm chi phí thuốc BVTV, nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
Phạm Thị Xuyến - Chi cục Trồng trọt và BVTV
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân