Ảnh minh họa
Hiện nay, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường các nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vào thị trường Trung Quốc và các nước khác yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như quy cách đóng gói. Đến nay đã có 11 loại trái cây, nông sản ký kết xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: Thanh long, mít, dưa hấu, nhãn, vải, chuối, xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng và thạch đen; hiện đang đàm phán xuất khẩu khoai lang tím và ớt. Theo yêu cầu xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa về nông sản trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc từ vùng trồng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng, thời gian thu hoạch cũng như quy cách đóng gói. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện sẽ được cấp mã số và được giám sát, định kỳ theo quy định; nếu không đáp ứng được các yêu cầu sẽ bị loại khỏi danh sách các vùng trồng được phép xuất khẩu và thu hồi, huỷ mã số đã cấp.
Để phục vụ cho công tác xuất khẩu nông sản, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành 02 tiêu chuẩn cơ sở gồm TCCS 774: 2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát mã số vùng trồng; Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 775: 2020/BVTV về Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 01 vùng trồng và 01 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số gồm:
- Vùng trồng đối với sản phẩm quả chuối xuất sang thị trường Trung Quốc tại Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (mã số vùng trồng VN-NBOR-0001).
- Cơ sở đóng gói sản phẩm hoa quả tươi tại Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (mã số cơ sở đóng gói VN-NBPH-001).
Ảnh: Vùng trồng chuối đã được cấp mã số của Công ty CP TPXK Đồng Giao
Thực hiện Chỉ thị số 1838/CT-BNN-BVTV ngày 28/3/2022 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Hàng năm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Bình đã tổ chức giám sát việc thực hiện thực hiện các quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Qua quá trình kiểm tra hồ sơ và trực tiếp tại cơ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ghi nhận những kết quả của đơn vị đã đạt được như tiếp tục duy trì hoạt động của 01 mã số vùng trồng và 01 cơ sở đóng gói đã được cấp và không để xảy ra vi phạm phải xử lý; công tác phối hợp với cơ quan chuyên môn để tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân áp dụng các quy trình canh tác, biện pháp quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp, ghi chép và hoàn thiện hồ sơ phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu… ngày càng được tăng cường.
Ảnh: Cơ sở đóng gói được cấp mã tại Công ty CP TPXK Đồng Giao
Thông qua kết quả kiểm tra, giám sát Chi cục đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản tiếp tục chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng quy định của nước nhập khẩu; Đảm bảo luôn duy trì tình trạng đáp ứng quy định của nước nhập khẩu tại vùng trồng, cơ sở đóng gói; Chủ động có biện pháp bảo vệ mã số của mình; thường xuyên tự cập nhật các thông tin quy định về mới về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý khi có thay đổi thông tin liên quan đến vùng trồng, cơ sở đóng gói hay khi phát hiện vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có biện pháp xử lý kịp thời./.
Dương Thị Hằng - Chi cục Trồng trọt và BVTV
84/2019/NĐ-CP
Quy định về quản lý phân bón62/2019/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa31/2018/QH14
Luật Trồng trọt64/2014/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân41/2013/QH13
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật42/2013/QH13
Luật Tiếp công dân